Khi
kiểm tra, DN vẫn thực hiện đúng Luật LĐ; NLĐ vẫn được cấp phát đầy đủ
trang thiết bị BHLĐ. Nhưng sức khoẻ và tính mạng của NLĐ lại bị đe doạ
từ chính chất lượng của trang thiết bị BHLĐ đó. Còn quá nhiều kẽ hở
trong các quy định của pháp luật để quản lý chất lượng trang thiết bị
BHLĐ.
Không quy định rõ về chủng loại
Trong cuốn "Danh mục trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân" (NXB LĐ-XH năm 2004, tái bản lần thứ ba có bổ sung) người ta có thể tìm thấy ngành nghề nào cần những trang thiết bị BHLĐ loại gì.
Nhưng đáng tiếc là về tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại thì lại không có. Ví dụ ở số thứ tự 26, tên công việc là vận hành lò khí than (gồm: Vận hành lò, ghi lò) được trang bị quần áo vải; khẩu trang, mặt nạ phòng độc chuyên dùng...
Hay số thứ tự 29 cho biết, với công việc hấp thụ lưu huỳnh, NLĐ được trang bị quần áo vải; ủng caosu; khẩu trang...
Những chi tiết trên đây cho thấy khẩu trang không hề được nói là khẩu trang loại nào, nên không ít DN chỉ mua loại khẩu trang rẻ tiền.
Và như vậy hàng phút, hàng giờ làm việc, NLĐ sẽ phải hít bụi, chất độc vào người, dù cho có sử dụng khẩu trang do DN trang bị. Đó là chưa kể đến một số đơn vị lợi dụng việc nhập khẩu trang y tế về để bán cho NLĐ đeo để lọc bụi, trong khi loại này không lọc được bụi.
Qua tìm hiểu tại một số cửa hàng bán phương tiện BHLĐ trên phố Yết Kiêu (Hà Nội), chúng tôi chứng kiến khá nhiều người đến hỏi mua thiết bị BHLĐ cho DN. Nhưng hầu hết sau câu hỏi về loại phương tiện, họ đều đề nghị người bán bán cho loại rẻ nhất (?), bất chấp loại đó có thích hợp với công việc hay không.
Một người có trách nhiệm - tại một cửa hàng bán phương tiện BHLĐ của đơn vị có niêm yết tên - cho biết: "Nhiều người mua đề nghị chị bán cho loại khẩu trang giá 700đ hoặc mũ BHLĐ loại 10.000đ - 12.000đ/chiếc. Chị đành phải từ chối bán dù lượng hàng tốt và giải thích, đó là những loại không đảm bảo chất lượng. Tất nhiên, "thượng đế" bỏ sang mua ở các cửa hàng để giảm tiền chi vào thiết bị BHLĐ cho NLĐ.
Ai là người kiểm định?
Diễn ra tình trạng chất lượng trang thiết bị BHLĐ bị thả nổi như hiện nay là do chưa có ai đứng ra kiểm định. Các cơ sở SX vẫn cho ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, nhưng hợp với ý định "lách" luật của DN.
Trước đây, Viện BHLĐ đã nghiên cứu, sản xuất loại mũ chống chấn thương sọ não, giá khoảng 35.000đ và chuyển giao công nghệ cho một đơn vị SX. Song, đơn vị này đã bỏ bớt một số phụ gia trong quá trình SX mũ để giảm giá thành, dẫn tới chất lượng không đảm bảo.
Thế nhưng không thấy cơ quan chức năng vào cuộc. Hiện nay cũng không có quy định về trang thiết bị một cách đầy đủ. TS Đặng Quốc Nam - PGĐ Trung tâm ATLĐ (Viện BHLĐ) - cho rằng, cần có chế tài dựa trên cơ sở nghiên cứu, tìm ra những tiêu chuẩn phù hợp quốc tế hiện nay.
Hiện trên một tuyến phố Hà Nội có nhiều cửa hàng bán trang thiết bị BHLĐ trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Có thể nói, nguồn gốc suy giảm sức khoẻ của NLĐ một phần xuất phát từ đây.
Trong cuốn "Danh mục trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân" (NXB LĐ-XH năm 2004, tái bản lần thứ ba có bổ sung) người ta có thể tìm thấy ngành nghề nào cần những trang thiết bị BHLĐ loại gì.
Nhưng đáng tiếc là về tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại thì lại không có. Ví dụ ở số thứ tự 26, tên công việc là vận hành lò khí than (gồm: Vận hành lò, ghi lò) được trang bị quần áo vải; khẩu trang, mặt nạ phòng độc chuyên dùng...
Hay số thứ tự 29 cho biết, với công việc hấp thụ lưu huỳnh, NLĐ được trang bị quần áo vải; ủng caosu; khẩu trang...
Những chi tiết trên đây cho thấy khẩu trang không hề được nói là khẩu trang loại nào, nên không ít DN chỉ mua loại khẩu trang rẻ tiền.
Và như vậy hàng phút, hàng giờ làm việc, NLĐ sẽ phải hít bụi, chất độc vào người, dù cho có sử dụng khẩu trang do DN trang bị. Đó là chưa kể đến một số đơn vị lợi dụng việc nhập khẩu trang y tế về để bán cho NLĐ đeo để lọc bụi, trong khi loại này không lọc được bụi.
Qua tìm hiểu tại một số cửa hàng bán phương tiện BHLĐ trên phố Yết Kiêu (Hà Nội), chúng tôi chứng kiến khá nhiều người đến hỏi mua thiết bị BHLĐ cho DN. Nhưng hầu hết sau câu hỏi về loại phương tiện, họ đều đề nghị người bán bán cho loại rẻ nhất (?), bất chấp loại đó có thích hợp với công việc hay không.
Một người có trách nhiệm - tại một cửa hàng bán phương tiện BHLĐ của đơn vị có niêm yết tên - cho biết: "Nhiều người mua đề nghị chị bán cho loại khẩu trang giá 700đ hoặc mũ BHLĐ loại 10.000đ - 12.000đ/chiếc. Chị đành phải từ chối bán dù lượng hàng tốt và giải thích, đó là những loại không đảm bảo chất lượng. Tất nhiên, "thượng đế" bỏ sang mua ở các cửa hàng để giảm tiền chi vào thiết bị BHLĐ cho NLĐ.
Ai là người kiểm định?
Diễn ra tình trạng chất lượng trang thiết bị BHLĐ bị thả nổi như hiện nay là do chưa có ai đứng ra kiểm định. Các cơ sở SX vẫn cho ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, nhưng hợp với ý định "lách" luật của DN.
Trước đây, Viện BHLĐ đã nghiên cứu, sản xuất loại mũ chống chấn thương sọ não, giá khoảng 35.000đ và chuyển giao công nghệ cho một đơn vị SX. Song, đơn vị này đã bỏ bớt một số phụ gia trong quá trình SX mũ để giảm giá thành, dẫn tới chất lượng không đảm bảo.
Thế nhưng không thấy cơ quan chức năng vào cuộc. Hiện nay cũng không có quy định về trang thiết bị một cách đầy đủ. TS Đặng Quốc Nam - PGĐ Trung tâm ATLĐ (Viện BHLĐ) - cho rằng, cần có chế tài dựa trên cơ sở nghiên cứu, tìm ra những tiêu chuẩn phù hợp quốc tế hiện nay.
Hiện trên một tuyến phố Hà Nội có nhiều cửa hàng bán trang thiết bị BHLĐ trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Có thể nói, nguồn gốc suy giảm sức khoẻ của NLĐ một phần xuất phát từ đây.
Xem thêm mẫu quan ao bao ho lao dong tiện dụng
Trả lờiXóa