Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
Găng tay bảo hộ
23:24
1 comment
Bảo Vệ Tay
Găng tay bảo hộ lao động được làm từ nhiều loại vật liệu, được thiết kế cho hầu hết các nơi làm việc nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng có thể được chia thành bốn nhóm:
Găng tay làm việc được làm bằng lưới kim loại, da, hoặc vải bạt.
Găng vải và găng tay vải tráng.
Găng tay chống hóa chất.
Găng tay cao su cách điện.
Lưới kim loại, da, hoặc Găng tay pha da : găng tay bao ho lao dong cứng cáp làm từ lưới kim loại, da, hoặc vải bạt bảo vệ chống lại vết cắt, vết bỏng, và nhiệt độ.
Găng tay da : bao tay da bảo vệ chống lại tia lửa, nhiệt độ trung bình, thổi nóng. Làm việc với Máy hàn cần độ bền của bao tay da cao hơn.
Găng tay tráng bạc : Những bao tay thường được sử dụng cho hàn, lò sưởi, và làm việc đúc, vì chúng phản xạ nhiệt. Bao tay tráng bạc yêu cầu lót vật liệu tổng hợp amiang bảo vệ chống nóng và lạnh.
Găng tay vải : Có thể bảo vệ chống bụi bẩn, mãnh vụn, độ nóng và ma sát. Những bao tay này tuy không bảo vệ đầy đủ nhưng chúng mang lại hiệu quả tốt cho công việc như bê vác,cầm,nắm,kéo… đặc biệt khi kết hợp với cao su ( Găng tay tráng cao su) chúng lại có độ bền đến kinh ngạc từ xử lý gạch và dây cáp trong xây dựng, cơ khí, đến xử lý hóa chất, lắp ráp điện tử..v..v..
Găng tay cao su: Găng tay làm bằng cao su (mủ cao su, vô trùng, hoặc butyl), nhựa, hoặc vật liệu cao su như tổng hợp nhằm bảo vệ công nhân do bỏng, kích thích, và viêm da do tiếp xúc với dầu, mỡ, dung môi , và các hóa chất. Việc sử dụng găng tay cao su cũng làm giảm nguy cơ tiếp xúc với máu và các chất có khả năng truyền nhiễm khác. Một số loại găng tay thông thường được sử dụng để bảo vệ hóa học được mô tả dưới đây. Ngoài ra, Bảng 4 mức giá khác nhau như găng tay bảo vệ chống lại các hóa chất cụ thể và sẽ giúp bạn chọn găng tay thích hợp nhất để bảo vệ nhân viên của bạn.
Cao su tự nhiên hoặc găng tay cao su ( Rubber / Latex ) : Đặc tính mềm và dẻo. Khi lựa chọn bảo vệ tay, bạn nên biết rằng găng tay cao su có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số cá nhân và do đó có thể không thích hợp cho tất cả các nhân viên của bạn. Găng cao su có lớp bột hoặc lớp vải là giải pháp có thể cho cá nhân người bị dị ứng với latex găng tay.
Găng tay chống Axit (butyl) : Là những bao tay bảo vệ chống lại acid nitric, acid sulfuric, acid HF, axit nitric bốc khói đỏ, nhiên liệu tên lửa, và peroxide. Chiều dài găng không thấm nước, khí, hóa chất, và hơi nước, găng tay cao su butyl cũng chống lại quá trình oxy hóa và ozone ăn mòn. Ngoài ra, chúng chống mài mòn và linh hoạt ở nhiệt độ thấp.
Găng tay cao su chống hóa chất (nitrile) . Những bao tay được làm từ cao su tổng hợp chống lại các dung môi clo hóa như trichloroethylene và perchloroethylene, chống xăng dầu. Đặc biệt không gây dị ứng da.
Khoa học và bảo hộ lao động
23:21
1 comment
Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động
Trong xu thế phát triển chung của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn lao động trong sản xuất đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thế giới của Việt
Nam hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải đáp ứng các tiêu
chuẩn: ISO 9001 (tiêu chuẩn về chất lượng), ISO 14000 (tiêu chuẩn về môi
trường), SA 8000 (tiêu chuẩn về môi trường lao động, an toàn lao động
và các vấn đề xã hội), OHSAS 18000 (tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe nghề
nghiệp), ....
Để thực hiện được các tiêu chuẩn trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có những cán bộ chuyên môn về lĩnh vực môi trường và bảo hộ lao động.
Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động chuyên đào tạo và cung cấp đội ngũ
trí thức trình độ cao phục vụ công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo an
toàn lao động tại các doanh nghiệp. Đặc biệt ngành Bảo hộ lao động và
ngành Cấp thoát nước – môi trường nước là hai ngành đặc thù duy nhất
được đào tạo đầu tiên ở phía Nam.
Ngành BẢO HỘ LAO ĐỘNG : Kỹ sư Bảo hộ lao động
– một ngành nghề tương đối mới ở Việt Nam và được đào tạo trong khoảng
15 năm trở lại đây. Ngành đào tạo này ra đời nhằm cung cấp nguồn nhân
lực cho các doanh nghiệp phục vụ công tác đảm bảo an toàn – sức khỏe
nghề nghiệp cho người lao động. Nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của
quá trình hội nhập, chương trình đào tạo kỹ sư Bảo hộ lao động
tại trường thường xuyên được đổi mới, gắn kết với thực tế sản xuất,
cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về môi trường lao
động, điều kiện lao động, tâm sinh lý lao động, kỹ thuật an toàn trong
lao động, kỹ thuật vệ sinh lao động, pháp luật về bảo hộ lao động, nhận
diện nguy cơ và đánh giá rủi ro trong lao động.
Ngành KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG: Hiện
nay, vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên đang và sẽ là vấn đề bức
xúc hàng đầu do thời gian dài sự quan tâm bị bỏ ngỏ. Ý thức được tầm
quan trọng của vấn đề này, cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng; từ
năm 2002 Trường Đại học Tôn Đức Thắng quyết định thành lập và đi vào
hoạt động ngành Khoa học Môi trường, trực thuộc Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động.
Khoa
học Môi trường là ngành học tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, quản lý và
phát triển công nghệ nhằm giảm thiểu những tác động có hại của phát
triển kinh tế - xã hội đến môi trường và tài nguyên; góp phần bảo đảm
phát triển bền vững.
Kỹ
sư tốt nghiệp Ngành Khoa học Môi trường có khả năng nghiên cứu và thiết
kế công nghệ xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy
hại, …; thiết lập mạng lưới quan trắc và phân tích các thông số chất
lượng môi trường, quản lý và bảo tồn tài nguyên; có kỹ năng điều tra,
khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường, kỹ năng quản lý môi
trường đô thị và khu công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, đánh giá tác động
môi trường và quản lý các dự án môi trường.
Chuyên ngành CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC: Nước
được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất hằng ngày nên việc
quản lý thống nhất tài nguyên nước và sử dụng nguồn nước sạch hợp lý là
một mục tiêu cấp bách trong công tác quản lý theo xu hướng phát triển
bền vững.
Mục tiêu
đào tạo kỹ sư cấp thoát nước sau khi tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu xã
hội trong công tác thiết kế, thi công, vận hành và quản lý công trình
trong các hệ thống cấp nước, các hệ thống thoát nước như: xử lý nước cấp
cho sinh hoạt và công nghiệp; mạng lưới cấp nước cho khu vực hay công
trình; mạng lưới thoát các dạng nước thải và nước mưa; xử lý nước thải
sinh hoạt và sản xuất. Trong quản lý chuyên môn, kỹ sư sư cấp thoát nước
có khả năng thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong xử lý và quản lý chất lượng nguồn nước, đủ
năng lực tham gia các dự án trong và ngoài nước như: cải thiện chất
lượng môi trường nước và quản lý tài nguyên nước, …
NĂNG LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động
trải qua 14 năm hoạt động, tổng số sinh viên hiện nay khoảng 800, Khoa
đã cung cấp cho xã hội trên 700 kỹ sư. Đội ngũ giảng viên là những
chuyên gia trong và ngoài nước, nhiệt tình tận tâm, có nhiều kinh nghiệm
thực tế, tham gia nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.
Chương trình và phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp giữa lý thuyết
và thực hành, thực tế tại cơ sở sản xuất giúp cho sinh viên tiếp cận sâu
với chuyên ngành theo học.
Hoạt động
hợp tác doanh nghiệp được khoa chú trọng hợp tác song phương: khoa hỗ
trợ doanh nghiệp về tư vấn chuyên ngành và huấn luyện, hỗ trợ giới thiệu
nhân sự cho doanh nghiệp, doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên đến
tham quan thực tế, thực tập dài hạn.
Theo kết
quả thống kê cho thấy, hiện nay có đến trên 90% sinh viên ra trường có
việc làm đúng chuyên ngành; 45% sinh viên có việc làm vào năm cuối hoặc
được doanh nghiệp đặt hàng ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường;
hàng năm có trên 55 doanh nghiệp liên hệ tuyển dụng nhân sự; trên 80%
doanh nghiệp được hỏi cảm thấy hài lòng về chất lượng đào tạo.
Đồng thời, trước nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động
đã phối hợp với các doanh nghiệp mở các khóa đào tạo ngắn hạn và trung
hạn theo yêu cầu của doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp ở thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khắc phục khó khăn về nguồn nhân lực.
Phổ biến hiện nay là chương trình đào tạo cán bộ HSE (An toàn – Sức khỏe
– Môi trường) đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và cử cán bộ tham
gia học tập.
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Đội ngũ
giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên, giàu kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn cao, tham gia nhiều công trình, dự án trong và ngoài nước,
tận tâm, nhiệt tình. Đặc biệt Khoa là nơi qui tụ những nhà khoa học đầu
ngành của thành phố. Giảng viên không ngừng cập nhật, nâng cao trình độ
và phương pháp giảng dạy.
Ngoài ra lực lượng giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Phân viện Kỹ thuật Bảo hộ lao động thành phố Hồ Chí Minh, Viện Môi trường và tài nguyên – ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và các viện nghiên cứu khác.
TRANG THIẾT BỊ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
Phòng thí nghiệm Môi trường và an toàn lao động
được đầu tư với trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy thực hành,
nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Phòng học được thiết kế
hiện đại phục vụ tốt cho công tác giảng dạy bằng giáo án điện tử.
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa Môi trường và bảo hộ lao động có truyền thống và bề dày thành tích về hoạt động nghiên cứu khoa học.
Hàng năm
đều có các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên, lực lượng giảng
viên cơ hữu là chủ nhiệm đề tài và thành viên của nhiều đề tài nghiên
cứu cấp bộ, cấp sở và cấp cơ sở. Đồng thời, giảng viên tham gia nhiều dự
án về bảo vệ môi trường, chuyên gia tư vấn cho nhiều doanh nghiệp trong
lĩnh vực môi trường và an toàn lao động. Cụ thể: có 01 giảng viên là
chuyên gia đầu ngành ngành Bảo hộ lao động, 03 giảng viên là chuyên gia về lĩnh vực quản lý môi trường và tài nguyên và đã từng là chuyên gia trong một số dự án quốc tế.
Hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên được khoa đầu tư nhằm phát huy tính
sáng tạo và giúp sinh viên tiếp cận sâu với chuyên ngành. Hàng năm có từ
8 – 10 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên được nghiệm thu cấp trường
và tham dự giải các cấp. Có 02 đề tài đạt giải 3 cấp bộ, 03 đề tài đạt
giải nhất NCKH sinh viên Eureka, 15 đề tài đạt giải khuyến khích cấp
thành và cấp bộ.
Hàng năm,
Khoa tổ chức sinh hoạt học thuật thường xuyên nhằm giúp sinh viên tiếp
cận nhiều hơn với chuyên ngành và tham gia nghiên cứu khoa học
HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
Các hoạt
động phong trào được tổ chức định kỳ hàng năm: thể dục thể thao, văn
nghệ, các cuộc thi chuyên ngành, các diễn đàn học thuật… Đặc biệt, phong
trào hoạt động của sinh viên phát triển mạnh các hoạt động tình nguyện
vì lợi ích cộng đồng: tuyên truyền bảo vệ môi trường, mùa hè xanh, công
tác xã hội thu hút đông đảo sinh viên tham gia.
Sinh viên khoa Môi trường và bảo hộ lao động được:
- Tiếp cận với phương pháp quản lý và đào tạo chuyên nghiệp.
- Nắm bắt được các kiến thức cơ bản của nhiều lĩnh vực liên quan đến các vấn đề môi trường và bảo hộ lao động.
- Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ, giải quyết vấn đề và ra quyết định.
-
Tham gia nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện nâng cao kiến thức, hoặc
tiếp tục các chương trình đào tạo sau đại học, nâng cao học hàm, học vị.
- Dễ dàng tìm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp do khả năng đáp ứng tốt yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng
(Bảo hộ lao động Quang Trung sưu tầm từ nguồn:http://mt-bhld.tdt.edu.vn)
Các lưu ý khi làm việc trên cao
23:20
1 comment
Các lưu ý khi làm việc trên cao
1. Những ai hội đủ các tiêu chuẩn sau đây mới được làm việc trên cao:- Nằm trong độ tuổi là do nhà nước qui định (tuy nhiên chỉ nên sử dụng người trẻ khỏe).
- Có chứng chỉ sức khỏe do y tế cấp (phụ nữ có thai, những người có bệnh tim, huyết áp, điếc, mắt kém không được làm việc trên cao).
- Đã được đào tạo chuyên môn , huấn luyện BHLĐ và có các chứng chỉ kèm theo.
2. Làm việc trên cao phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với chức danh công việc đang làm. Người thợ phải sử dụng đúng và đủ chúng khi làm việc (đặc biệt chú ý dây đai an toàn, giầy chống trượt). Người thợ phải được cấp túi đựng dụng cụ đồ nghề đầy đủ.
3. Khi lên, xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến qui định: Nghiêm cấm leo trèo, đi lại tùy tiện (như đi trên mặt tường, mặt dầm, giàn và các kết cấu lấp ghép khác, trèo qua lan can an toàn, leo trèo theo giàn giáo, đu bám vào dây treo để lên, xuống....).
4. Khi làm việc không được đùa nghịch, uống rượu, hút thuốc lào ...
5. Không được làm việc trên cao khi không đủ ánh sáng, khi có mưa to, giông bão, gió mạnh từ cấp 5 trở lên (ngưỡng độ cao không được làm việc trong trường hợp này là ống khói, đài nước, cột thép, trụ dầm cầu, mái nhà từ tầng hai trở lên ...).
6. Trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng giàn giáo, sàn thao tác thang, lan can an toàn ... cũng như chất lượng của các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát. Nếu thấy khiếm khuyết thì phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế mới được làm việc.
7. Các lỗ mà người dễ bị lọt qua trên mặt sàn, trên tường phải dược bịt lại, rào lại, hoặc đặt tín hiệu báo nguy hiểm.
8. Khi sử dụng giàn giáo phải ghi nhớ:
- Làm việc với giàn giáo an toàn hơn dùng thang như một phương tiện giàn giáo.
- Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công (được kê chắc chắn và neo, giằng chắc vào công trình), kiểu giàn giáo được chọn phải phù hợp với công việc, vật liệu làm giàn giáo phải tốt (không nứt, không mục ải ...).
- Giàn giáo di động phải có cơ cấu khóa bánh xe hoặc phải chêm bánh xe khi đã đưa nó vào đúng vị trí cần thiết.
- Trước khi dùng thang phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của thang. Cụ thể là ở các bậc trên cùng và dưới cùng đã dược neo giằng tốt chưa (đối với thang dài phải neo giằng thêm ở vị trí giữa thang). Các bậc lên xuống có bị nứt gãy không, có bị lỏng không. Nếu thấy không đạt yêu cầu phải đưa thang đi sửa chữa.
- Không bố trí giàn giáo bên dưới đường dây điện, không bố trí người làm việc ở các cao độ khác nhau trên cùng một phương thẳng đứng.
9. Khi dùng thang phải chú ý:
- Không được sử dụng thang quá dài (không dài quá 5m), chỉ làm việc với thang có đủ chiều dài.
- Việc nối dài thang phải đúng qui cách (với thang nối chiều dài mối nối ít nhất là 2 bậc với tổng chiều dài là 5m và ít nhất là 3 bậc với tổng chiều dài trên 5m).
- Chỉ có không quá một người làm việc trên thang và hạn chế việc vừa leo thang vừa mang thiết bị dụng cụ (để tránh quá tải).
- Phải có biện pháp cố định chắc thang như : móc, giằng hay buộc chặt đầu thang vào kết cấu tựa, buộc cố định chân thang hay dùng chân thang có chân nhọn chống trượt tì vào sàn, cử người giữ chân thang, kê thang sao cho mặt phẳng của thang làm với mặt sàn nằm ngang một góc khoảng 75 độ ... Khi cần đặt thang sau cánh cửa đóng kín để làm việc thì phải chốt cửa lại để đề phòng người khác xô cửa bước vào.
- Khi làm việc trên thang không được với quá xa ngoài tầm với sẽ gây tai nạn do mất thăng bằng.
- Khi lên và xuống thang nhất thiết phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm hai tay vào thanh dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và không bao giờ đứng làm việc ở các bậc trên cùng của thang (trong trường hợp cần thiết phải làm thêm tay vịn).
- Không bao giờ được dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn đìện có thể chạm vào thang.
- Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thường xuyên kiểm tra thang để kịp thời loại trừ các chỗ hư hỏng của chúng.
- Sáu tháng một lần cần dùng một vật nặng khoảng 110kg để treo lên từng bậc thang (kiểu thử tĩnh) xem thang còn chịu được không.
10. Khi sử dụng dây đai an toàn phải chú ý:
- Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây và các mối liên kết, chất lượng của móc treo (chú ý độ nảy của lò xo gài trong móc và các chốt hãm).
- Người thợ có thể tự kiểm tra dây đai an toàn một cách đơn giản như sau :
+ Thử tĩnh : treo một vật nặng (bao cát hoặc tảng bêtông) có trọng lượng 250kg vào dây trong vòng 5 phút nếu không thấy dây bị sờn, đứt, khóa móc bị biến dạng tạo nguy cơ tuột dây là được.
+ Thử động : buộc bao cát nặng 75kg vào dây đai an toàn móc lên giá thử và thả rơi 3 lần, nếu không phát hiện thấy hư hỏng là đạt.
- Dây dai an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Phải xem xét để bảo đảm rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm với người trong tình huống bị rơi.
- Dây đai an toàn chỉ dược sử dụng thích hợp khi chiều cao làm việc không vượt quá 6m. Trong trường hợp ngược lại dây đai an toàn sẽ được thay thế bằng lưới an toàn hoặc việc sử dụng chúng phải hết sức cẩn thận và cần hỏi ý kiến của các chuyên gia BHLĐ.
11. Các thiết bị phương tiện sử dụng cho làm việc trên cao đều phải chịu chế độ kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo định kỳ: Phải xây dựng qui chế bảo dưỡng, sửa chữa, giao nhận một cách khoa học, chi tiết và mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt qui chế đó.
12. Phải chủ động tạo ra các vị trí treo dây thuận tiện (có thể căng dây theo phương nằm ngang, nằm dọc như là một phương tiện giúp gắn dây đai an toàn) để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng dây đai an toàn.
Bảo hộ lao động Quang Trung trích dẫn http://hsec.vn
Mũ bảo hộ lao động
23:18
1 comment
Bảo Vệ Phần Đầu
Trải qua khoảng thời gian hoạt động và phát triển lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động với các ngành nghề như: xây dựng, cơ khí, luyện kim, hóa chất, các thiết bị phòng cháy chữa cháy ... chúng tôi tự hào là doanh nghiệp đi đầu trên thị trường thiết bị bảo hộ lao động hiện nay. Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi không những cung cấp cho bạn hàng những sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động chất lượng cao, chủng loại phong phú mà chúng tôi còn tham gia tư vấn với khách hàng về những sản phẩm phù hợp nhất với điệu kiện làm việc, môi trường và đặc thù công việc của người lao động.Sản Phẩm Mũ bảo hộ lao động có tác dụng bảo vệ phần đầu tránh được những điều rủi ro, nó có tác dụng giảm chấn và che chắn phần đầu một cách tốt nhất và những sản phẩm này được chúng tôi phân phối từ nhiều nguồn và từ các nhà sản xuất thiết bị bảo hộ hàng đầu với những tiêu chuẩn của Châu Âu và Châu Á...Với những sản phẩm như vậy chúng tôi tin tưởng rằng sẽ mang lại hiệu quả và an toàn trong lao động sản xuất cũng như trong thi công xây dựng.
An toàn trong lao động
23:17
No comments
An toàn lao động trong thiết kế mặt bằng thi công
1. Khái niệm về thiết kế mặt bằng thi côngThiết kế mặt bằng thi công có thể được hiểu là việc tính toán và thể hiện sự sắp xếp vị trí các bộ phận của công trường trong khu vực xây dựng sao cho việc thi công được tiến hành liên tục, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động.
Khi thiết kế mặt bằng thi công, phải xác định các vị trí nhà làm việc, lán trại công nhân, các công trình tạm, kho hoặc bãi vật liệu, vị trí đặt máy và thiết bị thi công, đường ra vào công trường cho người, cho máy, đường cung cấp điện, nước,… sao cho hợp lý. Nếu việc này làm không tốt, như bố trí đường giao thông quá hẹp khiến cho xe hoặc máy thi công đi lại khó khăn, dẫn tới có khả năng va chạm giữa chúng với nhau hoặc va chạm với các bộ phận của công trình và gây tai nạn lao động. Do đó, thiết kế mặt bằng thi công hợp lý cũng là một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn lao động.
2. An toàn lao động trong thiết kế mặt bằng thi công
Một số điểm cần chú ý khi thiết kế mặt bằng thi công công trình là:
- Công trường phải có hàng rào để ngăn cách với bên ngoài, đảm bảo an ninh bên trong phạm vi công trường. Khi công trường gần đường giao thông thì hàng rào phải là loại kín để người từ trong công trường không nhìn được ra ngoài và người từ bên ngoài cũng không nhìn được vào bên trong công trường - là nguyên nhân gián tiếp gây tai nạn lao động và tai nạn giao thông
do họ mất tập trung khi làm việc và khi đi đường.
- Văn phòng làm việc, lán trại của cán bộ và công nhân nên đặt ở đầu hướng gió chủ đạo (Đông Bắc - Tây Nam). Còn các kho, bãi vật liệu, xưởng gia công phụ trợ và khu vệ sinh nên đặt ở cuối hướng gió này.
- Đường đi lại cho xe và thiết bị thi công phải đủ rộng và nên bố trí thành các đường một chiều có bề rộng tối thiểu là 4m, còn nếu bố trí đường hai chiều thì tối thiểu là phải rộng 7m. Các đường đi lại hạn chế giao nhau.
- Kho vật liệu trên công trường phải bố trí ở những nơi bằng phẳng và thoát nước tốt. Cần phải có những vị trí để phục vụ công tác bốc dỡ.
- Bãi vật liệu rời trên công trường phải được xếp gọn gàng, không gây cản trở đi lại - tốt nhất là nên phân thành từng khu riêng biệt.
- Trạm biến thế điện trên công trường phải có rào ngăn và biển báo. Các cầu dao điện, cầu chì hoặc thiết bị đóng cắt điện phải có hộp, khóa và được đặt ở nơi khô ráo. Đường dây điện phải được treo cách mặt đường đi lại ít nhất là 5m. Điện động lực và điện sinh hoạt phải tách thành hai hệ thống riêng.
- Cần phải có bể chứa và đường ống cung cấp đủ nước cho sinh hoạt, phục vụ các công việc như đổ bê tông, xây hoặc trát,… và chữa cháy.
- Ban đêm phải bố trí đèn bảo vệ, đặc biệt là tại các kho bãi, hoặc đèn báo tại khu vực có các hố đào, mương hoặc rãnh…
- Hệ dàn giáo phải có hệ thống thu sét nếu không được liên kết với hệ thống tiếp đất của công trình.
- Phải có các thiết bị chữa cháy như bình cứu hỏa tại văn phòng làm việc, lán trại, các kho vật liệu và ngay tại công trình đang được xây dựng.
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BHLĐ.4
23:14
No comments
Khen thưởng,xử phạt về bảo hộ lao động.
1.Khen thưởng về bảo hộ lao động
Tùy
theo thành tích của các tập thể, cá nhân có thể được Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
xét tặng các hình thức khen thưởng thích đáng. Đối với các tập thể, cá
nhân có thành tích xuất sắc sẽ được đềnghị tặng bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ, cờ thi đua luân lưu của Chính phủ, hoặc đề nghị Nhà nước tặng
bằng khen Huân chương Lao động.
2. Xử phạt những vi phạm về bảo hộ lao độngPhạt các vi phạm về an toàn lao động
· Đối
với người lao động: Phạt tiền 200.000đ đối với một trong các hành vi
sau đây: không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao
động, nội quy lao động, không sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động đã được trang bị.
· Đối
với người sử dụng lao động: Có nhiều mức phạt tùy theo mức độ quy phạm,
hậu quả nghiêm trọng do sự quy phạm gây nên được quy định từ Điều 14
đến điều 18 của Nghị định. Mức phạt quy định từ 1.000.000đ đến
10.000.000đ tùy theo mức độ và hành vi vi phạm.
Xử phạt các vi phạm về vệ sinh lao động
Phạt
các vi phạm về vệ sinh lao động thực hiện theo nghị định số 46/CP ngày 6
tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính trong
lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế với mức phạt và nội dungvi phạm được
quy định trong Điều 3 của Nghị định. Cụ thể, phạt từ 500.000đ đến
4.000.000đ tùy theo mức độ của từng hành vi vi phạm.
Nếu doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo hộ lao động gây
nguy hiểm môi trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo hộ
môi trường theo nghị định số 26/CP ngày 24 tháng 6 năm 1996 của Chính
phủ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)